Search

Những tựa game gây thất vọng nhất năm 2017

Những tựa game được phát hành, dù thành công hay thất bại đều tiêu tốn khá nhiều thời gian, tiền của và chất xám của nhà sản xuất. Ai lại muốn lãng phí những thứ đáng giá như vậy vào một sản phẩm kém chất lượng? Nhưng nhiều khi “người tính không bằng trời tính”, mọi thứ dường như đi lệch ra khỏi những dự tính ban đầu. Sau đây hãy cùng Mọt Game điểm qua những cái tên gây thất vọng trong năm 2017 nhé!


Mass Effect: Andromeda

Không một tựa game nào gây thất vọng nặng nề cho người hâm mộ như Mass Effect: Andromeda. Sau khi Mass Effect 3 khép lại với kết thúc không mấy có hậu của viên chỉ huy Shepard, Mass Effect đã tung ra Andromeda với mong muốn khôi phục lại ánh hào quang trước kia. Trong quá trình sản xuất, đại diện từ BioWare – nhà phát triển của Mass Effect – nói rằng tất cả đang đi đúng quỹ đạo vốn có. Andromeda sẽ cho phép người chơi tự do khám phá hơn bất kỳ tựa game nào trước đó trong series.


Những tựa game gây thất vọng nhất năm 2017

Thế nhưng đến khi game được phát hành, nó xuất hiện hàng tá những lỗi lớn nhỏ. Một số người thì phàn nàn về hình ảnh nhân vật xuất hiện lỗi không thể chấp nhận được. Số khác lại chỉ trích cốt truyện và gameplay của Mass Effect: Andromeda là nhàm chán, thậm chí họ tự viết ra các nhiệm vụ để bổ sung vào game. Tóm lại, đây xứng đáng là tựa game gây thất vọng nhất năm.


Yooka-Laylee

Trước khi được phát hành, tựa game này được quảng cáo là có khả năng soán ngôi các tựa game 3D của Nintendo 64 và PlayStation. Nhà sản xuất hứa sẽ đưa người chơi vào một thế giới đầy màu sắc, nơi họ có thể thoải mái thu thập trang sức bao nhiêu tùy thích. Tựu chung lại, đây là một tựa game được quảng cáo là hoàn hảo từ hình ảnh, âm thanh đến gameplay.


Thế nhưng đến khi được ra mắt, Yooka-Laylee nhanh chóng bộc lộ hàng loạt nhược điểm. Đầu tiên là việc máy ảnh khó sử dụng – một đặc điểm ở những tựa game của những năm 90. Thêm nữa là sự rập khuôn máy móc, những câu đố mơ hồ và gameplay quá tẻ nhạt. Chỉ có một cấp độ duy nhất trong game, tiêu diệt boss thì nhàm chán, vật phẩm thì khó săn tìm. Nhìn chung, nhà phát hành nói một đằng nhưng làm một nẻo.


1-2-Switch

Gần một thập kỉ trước, Wii Sport từ chỗ mới lạ đã trở thành một trong những công nghệ phổ biến nhất trong làng game. Thời kỳ đó, sự lên ngôi của Wii Sport đã giúp Nintendo bán ra hơn 100 triệu máy Wii – một con số khổng lồ thời điểm đó. Đương nhiên, Nintendo không muốn bỏ đi miếng mồi béo bở này. Họ phát hành 1-2-Switch, một bộ sưu tập các minigame được thiết kế để chơi trên Nintendo Switch. Thế nhưng nó lại không được thành công như người tiền nhiệm.

Đầu tiên, trong khi các trò chơi trên Wii Sport là miễn phí, thì đối với 1-2-Switch, bạn sẽ phải tốn thêm 50 đô la (trên 1 triệu đồng) để mua. Thế nhưng các minigame này lại không hề đáng đồng tiền bát gạo như vậy. Các trò chơi này quá mức nhàm chán, có thể kể đến như cạo râu, trả lời điện thoại, ru bé ngủ,… Tất cả điều này biến 1-2-Switch thành một thứ phí tiền, chẳng thà mua Wii Sport còn hơn.


Drawn to Death

Drawn to Death được sáng tạo ra bởi David Jaffe, cha đẻ của tựa game huyền thoại trên PlayStation – God of War. Những tựa game của ông nổi tiếng với những hình ảnh máu me, bạo lực và sự hỗn loạn. Sau một năm tạm nghỉ, ông đánh dấu sự trở lại của mình với tựa game bắn súng Drawn to Death. Thế nhưng ngay lập tức, tựa game này bộc lộ những vấn đề của mình.


Hình ảnh trong trò chơi lấy cảm hứng từ những bức vẽ trên giấy bằng bút chì nên trở thành quá rối mắt, đã thế lại còn đầy tính máu me, bạo lực. Nhân vật trong game được đánh giá là “lấy cảm hứng từ những kẻ bệnh hoạn” với những tạo hình chẳng giống ai. Vũ khí thì đủ các thể loại, từ súng, cung tên đến cưa máy. Tóm lại, nếu phải đánh giá bằng 2 từ, có thể nói đây là một tựa game khá “gớm ghiếc”.


Friday the 13th: The Game

Nếu ai là fan của series phim kinh dị nổi tiếng Friday the 13th , chắc chắn sẽ không thể bỏ qua tựa game ăn theo được mong đợi này. Thế nhưng khi ra mắt, Friday the 13th: The Game hoàn toàn gây thất vọng.


Trái với mong đợi, Friday the 13th: The Game không hề có phần cốt truyện riêng. Nội dung của nó gần như vay mượn hoàn toàn từ series phim cùng tên, Jason một mình chống lại 7 người (gọi là Counselor). Điều này dẫn đến gameplay quá tẻ nhạt, Jason thì được buff đến kinh hoàng, còn các Counselor thì gần như không làm gì được hắn.

Một nhược điểm khác nữa là về đồ họa. Người chơi thường xuyên phải chứng kiến cảnh nhân vật đi xuyên qua tường, hay những xác chết tự nhiên “giãy đành đạch” như zombie. Bên cạnh đó, cử động và biểu cảm của nhân vật cũng khá đơn điệu. Nhìn chung, tựa game này chỉ phù hợp với những nhóm bạn muốn có những phút giây thư giãn cùng nhau mà thôi.


Mighty Morphin’ Power Rangers: Mega Battle

Thời thơ ấu, chắc ai cũng từng ít nhất một lần xem qua series Power Rangers của Nhật. Hiểu được điều này, Bandai Namco Games đã phát triển tựa game Mighty Morphin’ Power Rangers: Mega Battle nhằm tái hiện những cảm xúc mà các fan đã từng trải qua trong những ngày xa xưa tươi đẹp. Nhưng thật không may, Mega Battle đã không thành công như mong đợi.


Đầu tiên là sự nhàm chán đối với một tựa game ăn theo phim. Thậm chí, game lấy luôn những lời thoại của nhân vật trong series phim truyền hình để lồng tiếng cho nhân vật của mình. Gameplay cũng không có gì khác các game cuộn cảnh khác: người chơi tiêu diệt hết các kẻ địch gặp trên đường và hoàn thành nhiệm vụ. Đến ngay cả những trận đánh Mega Zord cũng chẳng khá khẩm hơn là bao. Công việc khá tẻ nhạt, nhàm chán ngoài việc ngồi bấm một loạt nút theo thứ tự. Tựu chung lại, đây là một sản phẩm game gây thất vọng về mọi mặt, không bứt ra khỏi giới hạn chất lượng cua một tựa game ăn theo phim.


Double Dragon 4

Double Dragon 4 được phát hành vào đầu năm 2017 và hầu như không có bất cứ một thông tin nào xoay quanh việc này. Nếu phần tiếp theo của một thương hiệu game yêu thích được phát hành mà không một ai hay biết điều gì, đó sẽ là thất bại ngay từ màn khởi động.

Điểm qua về gameplay của Double Dragon 4, lối chơi của game cũng chẳng khác gì Double Dragon 2 trước đó. Bảy màn chơi của Double Dragon 4 lặp đi lặp lại một mô típ quen thuộc: đánh lính, di chuyển, đánh boss, qua màn. Không dừng lại ở đó, nhà phát triển đã nghĩ ra cách tăng độ khó cho game với việc gia tăng số lượng kẻ thù mỗi lần bạn chạm trán. Điều này dễ làm bạn phát bực vì sự tẻ nhạt nhưng lại khó nhằn của trò chơi.


Reservoir Dogs: Bloody Days

Đây là lần thứ hai các nhà phát triển cố gắng đưa bộ phim hoạt hình đẫm máu của Quentin Tarantino thành một tựa game. Năm 2006, Volatile Games đã tạo ra một phiên bản khác, lấy cảm hứng từ những cảnh quay trong phim. Thế nhưng nó không được thành công như mong đợi mà nhanh chóng chìm nghỉm.

Reservoir Dogs: Bloody Days là một tham vọng khác của các nhà phát triển. Thế nhưng nó cũng chẳng thành công hơn kẻ đi trước là bao. Đầu tiên là những tình huống tấn công bằng súng đi ngược lại các quy luật thông thường. Là một tựa game ăn theo phim, thế nhưng cốt truyện gần như chẳng liên quan gì đến series phim, ngoại trừ tên game và những cảnh máu me. Mặc dù Big Star, cha đẻ của tựa game này đã thông báo trước về điều này, thế nhưng người ta không ngờ rằng nó khác phim nhiều đến vậy.


Troll and I

Phát hành vào tháng 5/2017, Troll and I được so sánh với The Last Guardian do mang phong cách phối hợp người – thú tương tự. Bước vào game, bạn sẽ cùng Otto và Troll trải qua những cuộc phiêu lưu mạo hiểm, vượt qua những thử thách với sức mạnh của Troll và trí thông minh của Otto.


Tưởng chừng như Troll and I sẽ thành công nhờ những ý tưởng mới lạ và táo bạo của mình. Thế nhưng mọi thứ hoàn toàn đi ngược lại. Các câu đố trong Troll and I quá tẻ nhạt và dễ dàng giải, không phải là một thử thách khó khăn như mong đợi. Bên cạnh đó, chế độ chơi 2 người cũng chẳng khác gì một người chơi. Thay vì người chơi phải chuyển đổi giữa 2 nhân vật, giờ đây mỗi người kiểm soát một nhân vật và vẫn làm y hệt phần việc trước đó. Một điểm khác nữa, bạn sẽ tốn đến 50 đô la để mua và trải nghiệm trò chơi này.


Vroom in the Night Sky

Cái tên cuối cùng trong danh sách của chúng ta chính là Vroom in the Night Sky của nhà phát triển Poisoft. Họ mô tả đó là một trò chơi hành động bằng phép thuật huyền diệu. Người chơi sẽ hóa thân thành cô nàng Magical Girl, bay lượn trên bầu trời đêm và thu thập những ánh sao ma thuật. Thế nhưng nó lại mang quá nhiều khuyết điểm.


Trước hết phải nói đến lỗi ngữ pháp ở việc sử dụng câu chữ trong game. Mở đầu game, người chơi sẽ được hỏi: “Are you the first time to play this game?”. Đại để là “đây có phải là lần đầu tiên bạn chơi game này không”, thế nhưng hoàn toàn sai ngữ pháp. Sau khi trò chơi bị phê bình quá nhiều về câu chữ, Poisoft đã phát hành bản update để cải thiện. Thật không may, bản cập nhật này chưa khá khẩm hơn là bao thì lại xuất hiện hàng loạt lỗi chính tả. Chỉ điều này thôi cũng đủ khiến Vroom in the Night Sky xứng đáng có trong danh sách của chúng ta rồi.


Let's block ads! (Why?)

Read Again https://trangcongnghe.com/the-gioi-games/pc-console/109759-nhung-tua-game-gay-that-vong-nhat-nam-2017.html

Bagikan Berita Ini

0 Response to "Những tựa game gây thất vọng nhất năm 2017"

Post a Comment

Powered by Blogger.